Saturday, August 22, 2009
Thích nghe nhạc Trần Tiến
Sớm sớm bếp than lên mùi khói
Và dàn hoa giấy đỏ ở cầu thang...
Đã có một con chim sẻ rất hiền
Để nghe ...anh giảng kinh thi(*).......!!!!!!!
(*) chỉ có chim sẻ mới hiểu
Friday, August 21, 2009
Thursday, August 20, 2009
Gốm
1/
Quay ba vòng thế giới
Gặp nhau chỉ duyên may
Tháng và ngày nghiêng cùng trục trái đất
Trái tim con người cũng nghiêng
Cùng với điều gì?
Quay ba vòng tay
Tay lại chạm tay
Nhưng mắt không chạm.
Sự lạnh lùng mang theo
Hay là đắng cay?
Nhấp nháy mấy vì sao
Đảo qua bầu trời thẳm
Cánh chim cũng cuồng quay
Bởi vì bão mùa đây?
Gặp nhau chỉ duyên may
Tháng và ngày nghiêng cùng trục trái đất
Trái tim con người cũng nghiêng
Cùng với điều gì?
Quay ba vòng tay
Tay lại chạm tay
Nhưng mắt không chạm.
Sự lạnh lùng mang theo
Hay là đắng cay?
Nhấp nháy mấy vì sao
Đảo qua bầu trời thẳm
Cánh chim cũng cuồng quay
Bởi vì bão mùa đây?
Cắt dòng
Cắt nửa thì vui
Cắt nửa lại buồn.
Vì:
Có cơn mưa ngẩn ngơ,
Có nắng vàng rạo rực,
Có thực say,
Có hay tỉnh,
Có chuyện của mình,
Có nỗi của ta,
Có hiền hoà,
Có khùng dại,
Có tê bại,
Có mông lung,
Nói,
Dừng,
Hát ca,
Im lặng...!
Bằng bằng sớm sáng xuôi xuôn
Ập oà cả nỗi hôn hoàng sầu tuôn...
Thôi nửa buồn
Thôi nửa vui
Nhắm mắt mà gói
Nhắm mắt mà chia
Rơi phải nửa nào
Trao tay nhận vậy...!
Xa mai thức dậy
Một đời khác đây....
Xích lô Hà Nội.
1. Hình ảnh từng đoàn xích lô lọng đỏ, lọng xanh nối đuôi nhau đi từ từ chầm chậm. rong ruổi chở khách du lịch đi ngắm phố xá đã quá đỗi quen thuộc với người dân Hà Nội đặc biệt là khu vực phố cổ thuộc quận Hoàn Kiếm.
Những người lái xích lô già tât cả chỉ cần một điều đó là sức khỏe, một nghề để có được đồng tiền phải đổ rất nhiều mồ hôi. Tìm hiểu xa xôi về lịch sử chiếc xe xích lô thì theo như cuốn “Hà Nội 36 góc nhìn” xuất bản năm 2003 có viết về Xích lô như sau: loại xe này theo tiếng Pháp là Cyclo, xuất hiện vào khoảng năm 1939. Chiếc đầu tiên do một người dân miền Charente tên là Coupeaud, một người đam mê thể thao phát minh ra.
Nhưng cái sản phẩm đó lại không trở thành phương tiện giao thông ở nước Pháp mà phổ biến tại các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Cái sản phẩm này gắn bó đối với người bản xứ đến độ cái tên của nó đã được Việt hóa khiến nhiều người cứ lầm tưởng rằng nó đã “gắn bó bao đời” chứ không phải là phương tiện của một thời thuộc địa.
Trở lại cách đây chừng hơn 10 năm, khi mà các dịch vụ như xe ôm, xe buyt, tac xi chưa có hoặc không phổ biến thì chiếc xích lô là phương tiện vận chuyển hành khách và hàng hóa thông dụng ở Hà Nội. Tại những bến xe, từng dãy xích lô gác một bánh sau lên vỉa hè, còn thùng xe thì ở sẵn dưới mặt đường. Dù trời mưa hay nắng, muốn đi đâu ra đầu phố gọi một tiếng xích lô là có một bác lái dong xe tới che bạt, trải đệm mời khách lên xe. Sau rồi thành phố ra lệnh cấm và hạn chế xích lô, thì chỉ còn lại lác đác các đoàn xích lô lọng vàng trở du khách và những đám cưới hỏi.
Cùng với sự phát triển của du lịch, thì những chiếc xích lô vẫn hiện hữu trong đời sống của thủ đô. Khách du lịch nước ngoài đến Hà Nội, đều ưa thích được ngồi trên những chiếc xích lô thong dong đi ngắm phố phường. Ngồi trên xe, họ quay phim chụp ảnh đời sống, thường trang bị thêm những khẩu trang để che bụi và khói. Những tuor du lịch bằng xích lô đều được đặt trước với các công ty dịch vụ. Ở Hà Nội hiện nay có một số công ty chuyên về hình thức này, với đội xe lên tới con số hàng trăm.
Xích lô du lịch thường xếp thành từng đội tại các điểm được quy định, nhưng cùng với sự náo nhiệt của thị trường du lịch, người ta vẫn thường thấy các bác lái rong xe đi đón khách dạo. Đón được những khách lẻ như thế là cơ hội có thêm thu nhập cho các bác. Một cuốc xe vòng vòng quanh khu phố cổ có thể dao động giá từ 50.000 đồng lên tới 100.000 tùy thuộc vào thời gian cũng như quãng đường khách đi. Trước cửa Nhà hát múa rối nước Thăng Long, hay đoạn vòi phun nước Hồ Gươm, len lỏi vào giữa các tac xi, xe du lịch sang trọng là những chiếc xích lô đang chờ khách. Không ngoa khi nói xích lô đã trở thành một nét đặc trưng của du lịch Hà Nội.
Một bác lái thường đón khách tại phố Nhà Chung kể: “khách du lịch Hàn Quốc và Nhật Bản ưa chuộng xích lô hơn là Tây ba lô. Họ có thể hẹn sẵn xe để chở đi ăn, đi mua sắm…Bây giờ có nhiều cô cậu trẻ yêu nhau cũng thích đi xe xích lô, tình tứ ra phết…”. Trên phố thi thoảng có vị khách du lịch hứng chí lên đổi chỗ tự đạp và người lái lại được ngồi chiễm trệ trong thùng xe. Cũng bác lái này cho biết, đa phần thì là người trung niên làm nghề này bởi đó chả phải nghề cao sang gì để thanh niên đeo đuổi, nhưng bây giờ cũng xuất hiện các cậu lái trẻ vốn tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tàu khá, nên kiêm luôn hướng dẫn viên giới thiệu cho khách về Hà Nội.
Và ngày ngày trên những tuyến phố, những người lái xích lô, ăn mặc lịch sự có, lam lũ có, người thì đi giầy tây, người thì vẫn dép lê…vẫn còng lưng đổ mồ hôi để mang về những đồng ngoại tệ cho ngành du lịch.
(Còn tiếp)
Monday, August 17, 2009
Hà Nội - Hà Nội -
Subscribe to:
Posts (Atom)